{ICAFIS_GRAISEA 2} SINH RA TỪ LÀNG- NHÀ TÔM

Huyện Mỹ Xuyên một vùng quê nghèo của tỉnh Sóc Trăng, nổi tiếng với thương hiệu lúa thơm, tôm sạch.

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên có truyền thống sản xuất quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến nay. Vừa nuôi tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, nên mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này. Tuy nhiên giai đoạn gần đây, xu thế biến đổi toàn cầu về thời tiết và khí hậu làm phát sinh dịch bệnh, suy giảm chất lượng môi trường nên hoạt động nuôi tôm của người dân trở lên khó khăn hơn.

Do đặc điểm sinh cảnh là vùng đất ngập mặn, mùa mưa canh tác lúa, mùa khô nuôi tôm, hình thức canh tác chủ yếu ở đây là quảng canh cải tiến nên sản lượng không nhiều. Cùng vì “SẢN LƯỢNG KHÔNG NHIỀU” nên việc tiêu thụ sản phẩm, liên kết sản xuất cho bà con tại đây là một “THÁCH THỨC LỚN” : i) Công tác thu gom tôm và lúa khó khăn ; ii) Doanh nghiệp không mặn mà trong liên kết ; iii) Có liên kết nhưng đảm bảo đủ về lượng theo đặt hàng của doanh nghiệp cũng không hề đơn giản do diện tích phân tán và rủi do trong nuôi tôm nhiều ; iv) Vì đều là người sản xuất nhỏ,nhận thức còn hạn chế nên sự đồng lòng của bà con chưa cao.

Chị Huỳnh Thị Ly, 50 tuổi là thành viên HTX Nông ngư Hoà Đê, xã Hoà Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng, cũng như bao chị em phụ nữ khác sống tại vùng lúa tôm Mỹ Xuyên, cuộc sống của chị và gia đình khá vất vả. Do hoạt động canh tác lúa – tôm (nghề chính của gia đình chị) chưa mang lại nhiều về kinh tế, việc sản xuất và tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, gần đây có Liên kết sản xuất lúa hữu cơ nên sinh kế của bà con cũng đã cải thiện được phần nào. Tuy nhiên để có kinh phí trang trải cho các sinh hoạt gia đình và tiền học của các con chị Ly cũng như nhiều chị em khác phải đi làm thuê, đi bóc vỏ tôm hoặc làm lông mi giả…nhưng tiền công cũng rất thấp. Vì vậy chị quyết định RỜI QUÊ LÊN PHỐ để làm giúp việc với đồng lương ít ỏi 4,5 triệu/tháng để có đủ kinh tế cho con học hành.

* Thay đổi để bám quê – Chị Ly chia sẻ

“Thay đổi” đó là cái mà tôi học được khi tham gia học hành, chia sẻ về giới trong dự án GRAISEA 2 do ICAFIS và OXFAM triển khai, từ đó trong gia đình tôi đã thay đổi rất nhiều. Tôi đã biết chạy xe honda, tôi đã chủ động tham gia hoạt động xã hội, đi tập huấn, hội thảo, đối thoại liên kết chuỗi. Công việc trong gia đình cùng đều do hai vợ chồng bàn bạc và quyết nên tối thấy vui lắm.

“Thay đổi” đó là suy nghĩ khi tối quyết định lên thành phố làm giúp việc, kinh tế được cải thiện nhưng cũng vất vả lắm : nhà người ta, cơm người ta…nên mình thấy không quen trong sinh hoạt, nhiều đêm nằm nhớ con, nhớ quê lại thấy muốn về.

“Thay đổi” thay đổi này cõ lẽ là bước ngoặt, nhớ con quá tôi lại về quê làm nông nghiệp, đi tham dự hội thảo dự án SusV tại Bạc Liêu được nói chuyện cùng anh Lập – ICAFIS và anh chia sẻ “chị lên thành phố rồi cũng biết, ở thành phố người ta có kinh tế nhưng cũng thiếu rất nhiều thứ, người thành phố không có được những sản phẩm sạch – an toàn như ở vùng nông thôn, đâu cần phải lên phố mới có tiền, chị vẫn có thể kiếm tiền từ nông thôn, chị có thể làm sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm, từ các sản phẩm cá như HTX Cái Bát – Cà Mau đã làm, em xin được đặt chị một ít chả cá rô phi nước lợ để nhà ăn và chia sẻ bạn bè, chị làm đi nhé em tin là sẽ nhiều người thích” . Nhận tiền đặt hàng của anh Lập mà vợ chồng em suy nghĩ cả đêm “không biết mình có làm được không ? làm nhà ăn thì dễ chứ làm để bán, để kinh doanh đã làm bao giờ đâu” nhưng rồi vợ chồng em và các chị em trong HTX vẫn quyết làm thử, những mẻ đầu đều chưa đạt, nhưng mấy anh chị, em điều chỉnh công thức dân nên sản phẩm ngon hơn và nhiều người thích hơn

Vợ chồng anh Hồng chị Ly đang chế biến chả cá rô phi nước lợ

* Dấu ấn và niềm vui

Có được thành quả như ngày hôm nay nhà em biết ơn dự án chuỗi tôm SusV, GRAISEA và các cơ quan ban ngành rất nhiều. Các anh, chị cho em động lực, niềm tin để “thay đổi”, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các anh, chị hỗ trợ từ cách làm, cải tiến quy trình, nhãn mác, đưa đi thăm quan, đưa đi gặp gỡ đơn vị mua hàng…..

Giờ đây sản phẩm của gia đình, của HTX được bà con tại địa phương đặt hàng thường xuyên, qua kết nối của dự án được các nhà hàng, của hàng sạch, của hàng đặc sản tại các thành phố Liên kết tiêu thụ nên em thấy vui lắm “mình làm ra sản phẩm được người dùng yêu thích là mình vui” ; “mình được làm ở quê mình, được gần chồng, gần con và gắn với sản phẩm quê mình là mình vui” – CƯỜI

Thành quả đạt được sau những cố gắng

Xin được kết thúc bài viết với một câu châm ngôn « Hạnh phúc là cho đi rồi sẽ được nhận lại, niềm vui là cái có được khi cống hiến », « Nếu ta đứng một chỗ thì ta sẽ bị gió đẩy lùi hoặc vẫn như vậy, nếu ta mạnh dạn bước lên một bước sẽ biết phía trước là một cơ hội » xin được chúc cho bà con, người nuôi tôm luôn được mùa, sản xuất bền vững, ổn định sinh kế !

ICAFIS – GRAISEA team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *